Phục thiện giang hồ: 'Đại ca' ra tù cảm hóa trẻ hư
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Lê Văn Thành, Chánh văn phòng Bộ NN-PTNT, giữ chức Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; bổ nhiệm 8 cán bộ giữ chức Phó chánh văn phòng bộ. Bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), giữ chức Chánh văn phòng Đảng ủy bộ và bổ nhiệm 2 Phó chánh văn phòng Đảng ủy.Về lãnh đạo 30 đơn vị trực thuộc bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ông Lê Vũ Tuấn Anh, giữ chức Chánh thanh tra bộ; ông Đặng Ngọc Điệp giữ chức Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính; ông Phạm Đức Luận giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai; ông Hoàng Ngọc Lâm giữ chức Cục trưởng Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam.Bổ nhiệm ông Trần Tuấn Ngọc giữ chức Cục Viễn thám quốc gia; ông Nguyễn Văn Long giữ chức Vụ trưởng Vụ KH-CN; ông Trần Đình Luân giữ chức Cục trưởng Cục Thủy sản và kiểm ngư; ông Dương Tất Thắng giữ chức Cục trưởng Cục Chăn nuôi và thú y; ông Nguyễn Trường Giang giữ chức Chánh văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; ông Trần Bình Trọng giữ chức Cục trưởng Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam; ông Lê Phú Hà giữ chức Cục trưởng Cục Chuyển đổi số; ông Ngô Hồng Phong giữ chức Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường; ông Trần Công Thắng giữ chức Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách nông nghiệp và môi trường.Bổ nhiệm ông Lê Quốc Thanh giữ chức Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia; ông Nguyễn Thượng Hiền là Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn; ông Tăng Thế Cường là Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; ông Hoàng Văn Thức là Cục trưởng Cục Môi trường; ông Trần Quang Bảo là Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và kiểm lâm; ông Nguyễn Văn Tài là Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ông Đào Trung Chính giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đất đai; ông Châu Trần Vĩnh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước; ông Nguyễn Đỗ Tuấn Anh giữ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; ông Huỳnh Tấn Đạt giữ chức Cục trưởng Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật; ông Phan Tuấn Hùng giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế; ông Lê Đức Thịnh giữ chức Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và hải đảo Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Thạch giữ chức Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường; ông Đào Xuân Hưng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường.Tại buổi lễ, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, thực hiện chủ trương và kế hoạch của Ban Chỉ đạo T.Ư và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 18, đến nay, bộ đã sắp xếp và tổ chức lại 55 tổ chức, đơn vị thành 30 đơn vị. Trong đó, có 26 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp trực tiếp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và 10 thứ trưởng đã được Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm, gồm các ông, bà: Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Thanh Nam, Nguyễn Quốc Trị, Phùng Đức Tiến, Hoàng Trung và Võ Văn Hưng.Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang là bộ có nhiều thứ trưởng nhất sau khi thực hiện hợp nhất, tinh gọn bộ máy thực hiện Nghị quyết 18.Người kinh doanh hoa ngày 8.3 than: ‘Nhiều khách ghé lại trả giá rồi rời đi’
Tại cửa hàng chuyên về hoa khô trên đường Phan Đình Phùng, Q.Phú Nhuận (TP.HCM), không khí ngày Valentine vô cùng nhộn nhịp. Các nhân viên tất bật chuẩn bị từng hộp hoa khô kết hợp baby three, gói ghém cẩn thận để kịp giao cho khách.Nguyễn Như Thảo (28 tuổi), chủ tiệm Suri's Concept, cho biết lượng khách năm nay đông hơn hẳn. "Mọi năm hoa khô vốn đã được yêu thích vì bền lâu, nhưng năm nay baby three trở thành điểm nhấn mới, khiến khách hàng thích thú. Chỉ trong vài giờ sau khi đăng bộ sưu tập Valentine, hàng trăm tin nhắn đặt trước đổ về, có người chờ cả tuần chỉ để sở hữu đúng mẫu họ mong muốn", Thảo chia sẻ. Trước nhu cầu tăng cao, tiệm của cô phải huy động toàn bộ nhân lực, làm việc liên tục để hoàn thành đơn hàng kịp giao cho khách.Mỗi hộp hoa tại tiệm Thảo đều được làm thủ công trong 2-3 giờ đồng hồ. Vì là hoa khô, từng cánh hoa đều phải được xử lý tỉ mỉ để có độ xòe tự nhiên, đảm bảo bố cục hài hòa. "Hoa khô là hoa thật 100%, được sấy khô bằng công nghệ cao cấp để giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên và có độ bền từ vài tháng đến vài năm. Đặc biệt, những tông màu pastel như be, hồng, tím nhạt luôn được ưa chuộng vì mang lại cảm giác nhẹ nhàng, lãng mạn", Thảo nói.Dịp Valentine này, cô chủ tiệm còn ra mắt nhiều mẫu thiết kế mang ý nghĩa đặc biệt như hoa hình cô dâu – chú rể, tượng trưng cho sự gắn kết, hay hoa khô hình trái tim thể hiện tình yêu vững bền. Những bó hoa đơn giản nhưng thanh lịch cũng được nhiều người lựa chọn, thay vì các thiết kế quá cầu kỳ. Giá các hộp hoa dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, tùy vào kích thước và mức độ tỉ mỉ trong từng chi tiết. Đặc biệt, những mẫu kết hợp baby three thường có giá cao hơn do sức "nóng" của món đồ chơi này.Nguyễn Văn Nhân (29 tuổi), người thiết kế chính của tiệm, cho biết baby three giúp hộp hoa trở nên đặc biệt hơn. Nhiều khách còn tự mang đồ chơi đến tiệm để nhờ gắn vào hộp hoa, tạo dấu ấn riêng cho món quà."Các bạn thường thích săn lùng những mẫu baby three phiên bản giới hạn, tuy nhiên thường trên thị trường chỉ có số lượng ít. Để đáp ứng nhu cầu, tiệm nhập nguyên kiện với số lượng lớn, giúp khách hàng đặt trước có cơ hội sở hữu đúng phiên bản mong muốn. Tụi mình thường thức đêm xem livestream trên mạng xã hội Douyin, chọn lọc kỹ từng mẫu trước khi quyết định nhập về. Nếu màu sắc và chất liệu đẹp, tụi mình mới mang về để khách có thể sở hữu sớm nhất", Nhân nói.Theo Nhân, dù hoa tươi vẫn là lựa chọn phổ biến vào ngày Valentine, nhưng hoa khô ngày càng được ưa chuộng nhờ khả năng lưu giữ lâu dài. Một hộp hoa khô có thể được bảo quản hơn một năm mà không lo úa tàn. So với hoa tươi, hoa khô không chỉ bền hơn mà giá thành cũng ổn định, không bị đội lên quá cao vào dịp lễ. Khi giao hàng, tiệm luôn lau chùi cẩn thận để hoa sạch bụi, đảm bảo đến tay khách vẫn nguyên vẹn, không bị xô lệch.Ngắm nghía hộp hoa baby three, Phan Hoàng Anh (26 tuổi), ngụ ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) quyết định chốt một hộp màu hồng pastel để tặng bạn gái. Bên trong là baby three phiên bản hải sản. Anh cho biết bạn gái mê mẩn món đồ chơi này đã lâu và hiện sưu tầm hơn 20 con.Để món quà thêm ý nghĩa, Hoàng Anh cẩn thận dặn tiệm ghi tên bạn gái lên hộp và thắt nơ thật chỉn chu. Trên các tuyến đường như Võ Văn Ngân, Hoàng Diệu 2, Kha Vạn Cân (TP.Thủ Đức, TP.HCM), không khí Valentine trở nên nhộn nhịp với hàng loạt gian hàng hoa rực rỡ. Đáng chú ý, bên cạnh những sạp hoa tươi truyền thống, nhiều điểm bán baby three cũng mọc lên, thu hút sự quan tâm của khách hàng. Người mua tấp nập ra vào, có người chọn hoa, có người dừng lại ngắm nghía baby three. Thậm chí, không ít khách ban đầu định mua hoa nhưng sau cùng lại quyết định "chốt đơn" một hộp baby three, món quà đang tạo nên cơn sốt trong mùa Valentine năm nay.Nguyễn Huy Hoàng, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết đã chốt một con baby three phiên bản 12 con giáp để tặng bạn gái. "Bạn gái mình rất thích "đập hộp", nên mình nghĩ món quà này sẽ khiến cô ấy bất ngờ. Mình còn nhờ người bán gói hộp thật đẹp để món quà trông ấn tượng hơn", Hoàng nói.
Vốn ngoại chảy vào lĩnh vực bất động sản tăng vọt
Công ty TNHH MTV đường sắt đô thị số 1 (HURC 1) cho biết cho biết kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) đã nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo người dân thành phố. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng hành khách đi metro lại bất ngờ tăng cao. Đỉnh điểm nhất là ngày 29 và 30.1 (nhằm mùng 1 và 2 tháng giêng).Theo số liệu thống kê, từ ngày 24.1 (25 tháng chạp) đến 28.1 (giao thừa 29 tháng chạp) tổng số chuyến tàu hoạt động là 168, với hơn 45.000 – 52.000 lượt hành khách đi lại mỗi ngày. Trong khi đó, từ 29.1 (mùng 1 tết) lượng khách đến metro tăng đột biến lên đến hơn 92.000 lượt hành khách với 182 chuyến tàu. Đỉnh điểm nhất vào mùng 2 tết (ngày 30.1) lượng khách lên đến hơn 120.000, với 194 chuyến tàu; mùng 3 tết (31.1) số lượng khách là hơn 112.000; mùng 4 là 110.000; mùng 5 là hơn 88.000 lượt hành khách. Tổng số lượng hành khách đi lại trong 10 ngày trước và trong tết nói trên lên đến 761.416 lượt, trung bình mỗi ngày tuyến metro số 1 đón 76.142 lượt hành khách.Do đó, thời điểm tết, HURC1 đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động và tăng cường số chuyến tàu. Cụ thể, sau ngày mùng 1 đầu năm mới, metro số 1 đón rất nhiều khách du xuân, nên đã được điều chỉnh tăng chuyến với tần suất 9 phút/chuyến chạy liên tục từ 18 giờ 30 đến 22 giờ.Hôm 31.1 đến 2.2, khung giờ từ 5 - 7 giờ 30 đã điều chỉnh thời gian giãn cách với tần suất 18 phút/chuyến; từ 7 giờ 30 - 8 giờ 40, giãn cách với tần suất 15 phút/chuyến; từ 8 giờ 40 - 9 giờ 40 giãn cách với tần suất 12 phút/chuyến; sau đó, từ 9 giờ 40 đến 22 giờ khi tàu ngưng chạy, cứ 10 phút có 1 chuyến tàu.Trong khi đó, doanh thu tạm tính từ hoạt động bán vé của metro số 1 cũng tăng cao trong thời điểm trong Tết Ất Tỵ. Theo đó, thời điểm trước tết, tính từ ngày 24 – 28.1, metro số 1 có doanh thu mỗi ngày từ hơn 554 – 946 triệu đồng. Còn thời điểm từ 29.1 – 2.2 (mùng 1 – 5 tết) từ hơn 1,3 – 1,8 tỉ đồng. Đặc biệt nhất vào ngày mùng 2 tết (30.1) metro số 1 đạt doanh thu cao nhất là hơn 1,8 tỉ đồng; ngày mùng 3 là hơn 1,7 tỉ đồng. Tổng doanh thu tạm tính trong 10 ngày vừa qua của metro số 1 là hơn 11,7 tỉ đồng, trung bình mỗi ngày thu được hơn 1,3 tỉ đồng.
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.
Con trai Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dancesport thế giới
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...